Cách lắp đặt cần trục tháp xoay-chân cố định (rotary tower crane)

Thi công nhà cao tầng thì "Cần trục tháp" đóng 1 vai trò hết sức quan trọng.
Tuy nhiên nhiều người sẽ không hình dung ra được cách cố định chân cột tháp,cách nâng chiều cao tháp tăng theo chiều cao công trình như thế nào.hi vọng xem xong video các bạn sẽ hiểu thêm phần nào đó.

Nếu hay vui lòng để lại "Comment" hay Click "Quảng cáo" ủng hộ,không hay xin "Nhận xét" góp ý.Thank

Đăng nhận xét

5 Nhận xét

  1. Mình xem xong video không hiểu vì sao tại chân cột bulon lắp từ trên xuống dưới,đai ốc lắp ở dưới lên,còn ở phần thân thi làm ngược lại,bulon lắp từ dưới lên,đai ốc lắp từ trên xuống???

    Trả lờiXóa
  2. Tham khảo: http://www.nccco.org/certification/documents/TWRRefManual082009post.pdf
    Xem Chương 4: Bolting Procedures
    - Có thể thấy là trong trường hợp ở sách này, người ta lắp bolt từ dưới lên, nut từ trên xuống cho các liên kết bu lông chịu kéo cường độ cao (high tensile strength bolt connection).
    - Với các bu lông này, người ta cần ứng suất trước cho chúng. Thường người ta điều chỉnh lực vặn bằng cách vặn đai ốc (nut) thay vì vặn bu lông (bolt) - Xem phần 6.2 Chương 4.
    - Vì lí do trên, người ta phải đưa máy vặn vào đai ốc để xiết. Khoảng không thao tác và vị trí thao tác lúc này đóng vai trò quan trọng để đảm bảo lực xiết đúng yêu cầu. Do đó người ta để hướng các đai ốc ở trên.
    - Trường hợp chân tháp có lẽ do đủ khoảng thao tác nên ở video trên người ta để lộn lại mà không ảnh hưởng đến chất lượng liên kết.
    Trên đây là vài lí giải cá nhân của tôi, hi vọng đúng và có ích.

    fenas_ucr

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn bạn,tài liệu tham khảo quá hay.
    Vậy theo bạn,dựa vào khoảng cách đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết bulon.
    Mình nghĩ như thế này:Trong quá trình làm việc của cần trục sẽ xảy ra các rung động.Giả sử liên kết bulon lỏng lẻo.
    - Phần thân của tháp:khi chịu sự rung động,dưới tác dụng của trọng lượng bản thân(TLBT) của bolt,gây ra lực ép vào đai ốc,nên có thể giữ được bulon,chờ khắc phục.Nếu lắp ngược lại,đai ốc có thể bị rớt ra ngoài trước khi phát hiện và khắc phục.
    - Phần móng:sự ảnh hưởng của rung động nhỏ hơn nhiều so với phần thân,nên có thể lắp bulon theo hướng thuận tiện cho quá trình thi công.
    Ai biết rõ thì comment cho anh em biết với.
    Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  4. Đây là liên kết bu lông cường độ cao!
    - Các thành phần của liên kết phải được kiểm tra kỹ càng trước khi lắp dựng. Tất cả các khuyết tật có thể nhận ra được bằng mắt thường phải được loại bỏ hoàn toàn.
    - Các thành phần của liên kết được bôi dầu, ở phần 5 chương 4 nói rõ không cho phép dùng dầu không thích hợp hoặc các thành phần liên kết không được bôi dầu/khô dầu. Sau khi xiết đủ lực thì 1 lần nữa nó lại được bôi dầu.
    Trường hợp lỏng lẻo tức là ứng lực trước lên bu lông mất hoàn toàn, điều này là không cho phép đối với liên kết quan trọng như vậy ở cẩu tháp.
    Tôi không có thời gian xem nhiều nên không rõ quy trình kiểm tra an toàn cho cần trục tháp như thế nào. Tuy nhiên mọi người có thể tham khảo ở tài liệu nói trên.

    Trả lờiXóa
  5. Vậy thì cách lí giải của mình sai mất rồi.
    Cảm ơn bạn rất nhiều.
    Mong được làm quen với bạn.

    Trả lờiXóa
Emoji
(y)
:)
:(
hihi
:-)
:D
=D
:-d
;(
;-(
@-)
:P
:o
:>)
(o)
:p
(p)
:-s
(m)
8-)
:-t
:-b
b-(
:-#
=p~
x-)
(k)