Năng suất của cần trục tháp

Đang làm đồ án tổ chức dính tới cái cần trục tháp,lên đọc được cai này thấy cũng hữu ích,coppy lại liền
-------

Năng suất ca làm việc của cần trục tháp là tích số giữa tải trọng nâng trung bình của cần trục tháp với số lần làm việc hữu hiệu của cần trục tháp trong một ca làm việc. Nca = (kqQ)(ktgn) = (kqQ)(ktg(8*3600/Tck)) (tấn/ca)
                   Tck = tnạp + tnâng + 2tdichuyển + 2tquay + 2ttầmvới + txả + thạ
  • Q là tải trọng nâng một lần làm việc cần trục tháp, tức là trọng lượng của một mã cẩu trung bình. (tấn)
  • tnâng = (Hnhà + h1)/vnâng là thời gian nâng vật cẩu (thùng chứa vữa, cấu kiện cốt thép hay cốp pha). (s)
  • thạ = (Hnhà + h1/vhạ là thời gian hạ vật cẩu (thùng chứa vữa, cấu kiện cốt thép hay cốp pha). (s)
  • tdichuyển = l0/vdichuyển là thời gian di chuyển cần trục tháp trên ray.
  • tquay = α/(6nquay ) là thời gian quay tay cần từ vị nâng (cửa xả của máy trộn, kho bãi gia công cốp pha và cốt thép) đến vị trí hạ (vị trí đổ bê tông, sàn đón vật liệu). (s)
  • ttầmvới = l1/vtầmvới là thời gian thay đổi tầm với (thời gian di chuyển xe con trên cánh tay cần). (s)
  • txả là thời gian xả hàng của cần trục tháp (thời gian trút bê tông vào khuôn hay thời gian hạ cấu kiện cốp pha hoặc cốt thép). (s)
  • tnạp là thời gian lắp một mẻ cẩu vào cần trục, bao gồm các thời gian: xả bê tông từ máy trộn vào thùng đổ bê tông, treo thùng đổ vào móc cẩu. (s)
  • vnâng là vận tốc nâng của cần trục tháp, được tra theo lý lịch máy. (m/s)
  • vhạ là vận tốc hạ của cần trục tháp, được tra theo lý lịch máy. (m/s)
  • vdichuyển là vận tốc di chuyển cần trục tự hành hay tịnh tiến trên ray. (m/s)
  • nquay là vận tốc quay của cần trục tháp. (vòng/phút)
  • vtầmvới là vận tốc di chuyển xe con trên cánh tay cần. (m/s)
  • ktg là hệ số sử dụng thời gian.
  • kq là hệ số sử dụng sức trục.
  • l0 là quãng đường di chuyển cần trục tháp trên ray. Việc tính năng suất nên tính toán với vị trí đứng của cần trục nằm ở trung tâm nhà (đặc biệt là loại cần trục chạy trên ray). Khi đó quãng đường di chuyển cần trục trên ray đến vị trí phục vụ xa nhất là nửa chiều dài của hệ thống ray. l0 = (Lnhà - 2Lbớt ray)/2. Các loại cần trục tháp cố định tại một vị trí mặt bằng thì l0 = 0. (m)
  • l1 là quãng đường di chuyển xe con trên cánh tay cần của cần trục tháp, để cẩu bê tông từ máy trộn đến vị trí đổ, cốp pha và cốt thép từ bãi gia công vào vị trí lắp đặt. Quãng đường này bằng hiệu số giữa tầm với phục vụ tại vị trí xa nhất Rmax với tầm với tại vị trí nâng (là tầm với nhỏ nhất trong các tầm với đến các vị trí đặt máy trộn, kho bãi gia công cốp pha hay cốt thép, khi cần trục đứng ở trung tâm nhà). (m)
  • α là góc quay tay cần lớn nhất từ vị trí nâng đến vị trí hạ để phục vụ được cho mọi điểm của mặt bằng công trình. Góc này thường được lấy bằng góc hợp bởi vị trí tay cần thẳng góc với công trình, khi cần trục nằm ở trung tâm nhà, với hướng tay cần khi cần trục quay ra phía máy trộn hay kho bãi gia công cốp pha hoặc cốt thép (là góc quay lớn nhất trong 3 góc quay cần trục phục vụ cho các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông).
Trong thực tế hoạt động của cần trục, có thể tăng năng suất vận chuyển của cần trục bằng cách đồng thời cùng thực hiện nhiều động tác di động của các bộ phận cần trục một lúc (ví dụ như: đồng thời vừa nâng mã cẩu, vừa quay tay cần, vừa di chuyển xe con và tịnh tiến cần trục trên ray). Tuy nhên khi thiết kế biện pháp, phải sử dụng năng suất nhỏ nhất khi các thao tác cần trục được thực hiện độc lập và tuần tự.

Nguồn : ketcau.wikia.com

Đăng nhận xét

2 Nhận xét

  1. Lâu rồi không ghé qua thăm chú.Có vẻ như bây giờ phát triển khá nhanh rồi nhỉ...

    Trả lờiXóa
  2. CẢm ơn cậu nha,lâu h bận quá không quan tâm tới,h thiết kế lại cho vui,hihih

    Trả lờiXóa
Emoji
(y)
:)
:(
hihi
:-)
:D
=D
:-d
;(
;-(
@-)
:P
:o
:>)
(o)
:p
(p)
:-s
(m)
8-)
:-t
:-b
b-(
:-#
=p~
x-)
(k)